Với đà phát triển trong các ngành như sản xuất, thương mại, logistics, nhu cầu cho các sản phẩm kệ kho hàng lắp ghép là lớn hơn bao giờ hết. Vì sao sản phẩm này lại được nhiều doanh nghiệp/cá nhân tin dùng đến vậy? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!
1. Kệ kho hàng lắp ghép là gì?
Kệ kho hàng lắp ghép là một phương tiện lưu trữ được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau giúp lưu trữ, bảo quản hàng hóa một cách ngăn nắp và tiết kiệm không gian diện tích cho đơn vị lưu trữ.
Thiết bị này không chỉ giúp tối ưu hóa không gian kho hàng mà còn thuận tiện trong việc xuất nhập hàng hóa của đơn vị vào/ra kho. Giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao tính an toàn.
Một số ví dụ:
- Các kệ sắt đa năng được lắp ghép từ thanh sắt V lỗ kết hợp cùng sàn tôn hoặc gỗ
- Kệ trung tải lắp từ thanh beam ZP hoặc ZM cùng sàn tôn,..
- Kệ tải trọng lớn/kệ công nghiệp hạng nặng được lắp ghép từ thanh beam hộp cùng thanh hỗ trợ
Xem thêm: Kệ để pallet là gì?
2. Cấu tạo kệ kho hàng lắp ghép
Gồm các bộ phận sau:
- Cột trụ: thường được dùng bằng các thanh V lỗ chân trụ
- Thanh giằng: kết nối hai bên của cột trụ
- Thanh beam: khung đặt mâm tầng của kệ kho hàng
- Mâm tầng: là bộ phận chứa đựng, trực tiếp chịu sức nặng của hàng hóa
- Ốc vít: sử dụng để nối thanh beam với cột trụ
- Ke góc: kết nối giữa chân trụ và thanh beam.
3. Ưu điểm của kệ kho hàng lắp ghép
- Dễ sử dụng, dễ lắp ráp
- Chứa được nhiều loại hàng hóa với các tải trọng khác nhau
- Linh hoạt thiết kế theo nhu cầu sử dụng
- Các vật liệu sử dụng trong lắp ráp đều được làm bằng thép và sắt có khả năng chịu được lực tốt, có thể sử dụng sản phẩm trong một khoảng thời gian rất dài.
- Tiết kiệm không gian diện tích cho kho bãi
- Được làm bằng các vật liệu chắc chắn nên rất an toàn cho các quản kho, nhân viên vận chuyển hàng hóa
4. Các mẫu kệ kho hàng lắp ghép bán chạy
Kệ sắt lắp ghép V lỗ hạng nhẹ:
- Tải trọng: từ 50 – 150kg/ tầng
- Chân trụ: sử dụng chân V lỗ
- Mâm kệ: Mâm tôn hoặc ván ép, ván MDF, Okal,…
- Phương thức lấy hàng: bằng tay hoặc xe thang
- Màu sơn tiêu chuẩn: Xanh – Cam – Xám
Kệ sắt lắp ghép tải trọng trung bình:
- Khung cột chịu tải: Nơi chịu sức nặng của toàn bộ hệ thống.
- Thanh beam: Nơi đặt sàn và nối giữa 2 khung cột chịu tải.
- Thanh liên kết khung: Phân tán lực giữa các cột chịu.
- Mâm tôn hoặc gỗ: Nơi đặt hàng hóa trực tiếp.
- Cột bảo vệ: Liên kết cột chịu tải với sàn, giữ hệ thống chắc chắn
Xem thêm: Có nên lựa chọn kệ siêu thị?
Nam Phát vừa gửi đến bạn những thông tin về kệ kho hàng lắp ghép. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ chọn lựa được loại sản phẩm phù hợp. Đừng quên ghé ngay Nam Phát nếu có nhu cầu bạn nhé!