Kệ trung tải là gì? Thông tin không thể bỏ qua khi về kệ trung tải

Kệ trung tải là gì? Vì sao kệ trung tải trở thành lựa chọn hàng đầu hiện nay?

Từ lâu, kệ trung tải đã được coi là vật dụng không thể thiếu được trong các kho hàng, các xưởng sản xuất bởi sự tiện lợi trong khâu lưu trữ và khả năng chống chịu khối lượng hàng hóa tương đối lớn. Chính nhờ nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển nhanh chóng và nhu cầu thị trường tăng cao, kệ trung tải lại càng được sử dụng rộng rãi. Có thể nói, kệ trung tải chính là giải pháp tối ưu cho lưu trữ hàng hóa đối với mỗi công ty. Vậy bạn đã biết kệ trung tải là gì chưa? Hãy cùng Rack Nam Phát tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây.

Kệ trung tải là gì ? 

Kệ trung tải chứa pallet

Kệ Trung Tải 4 tầng: Cao 2200 x dài 2000 x rộng 600 x 4 tầng

Kệ trung tải trong tiếng Anh hay còn gọi là kệ Medium Duty Racking, là tên gọi của loại kệ chuyên biệt để chứa nhiều loại hàng hóa, sản phẩm có tải trọng trung bình. Kệ được thiết kế tương đối đa dạng, song nhìn chung đều có nhiều tầng chứa hàng, mỗi tầng được ngăn cách nhau bởi mâm tầng bằng tôn ( bửng tole ) hoặc bằng ván ép.

Sở dĩ kệ được gọi với cái tên kệ trung tải bởi kệ chống chịu được những loại hàng hóa có tải trọng trung bình, không quá lớn từ 300 – 1200kg/ tầng. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng, xưởng sản xuất có thể thay đổi tỉ lệ kích thước trung bình của kệ, đảm bảo mang lại cho khách hàng sự tiện lợi tối đa khi sử dụng. Như vậy, đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, kệ trung tải chính là sự ưu tiên hàng đầu trong lưu trữ và bảo quản hàng hóa. 

Đặc điểm của kệ trung tải là gì?

Không giống như những loại kệ sắt thông thường hay kệ hạng nặng, từ khung cột chịu tải đến tấm sàn của kệ trung tải đều được thiết kế riêng biệt dành riêng cho những loại hàng hóa có khối lượng lượng trung bình. Bởi vậy, khi sử dụng kệ trung tải, khách hàng cần lưu ý những đặc điểm sau đây: 

Kệ Trung Tải 4 tầng: cao 2m, dài 2m, rộng 0.8m
Kệ Trung Tải 4 tầng: cao 2m, dài 2m, rộng 0.8m

Giá kệ trung tải 5 tầng: Cao 1850 x dài 1650 x rộng 400

  • Kệ trung tải được thiết kế là hệ thống lưu trữ hàng hóa phù hợp cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa bằng tay hoặc bằng xe thanh chuyên dụng
  • Chiều cao và khoảng cách giữa các tấm sàn có thể thay đổi linh hoạt nhờ vào các lỗ gắn vít và bắt nối trên các chân trụ của kệ 
  • Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể tự tay tháo lắp và chỉnh sửa số tầng và chiều cao kệ sao cho phù hợp với khối lượng hàng hóa
  • Để đảm bảo an toàn cho người dùng và thời gian sử dụng lâu dài, nhà sản xuất đã sơn tĩnh điện lên tất cả các chi tiết kệ, tạo vẻ ngoài bền đẹp và tránh mối mọt, han gỉ trong quá trình sử dụng. 
  • Nóc sàn có thể tận dụng làm tầng lửng để tạo thêm không gian chứa đồ phía trên.

Xem thêm: Nên chọn mua kệ sắt đa năng giá rẻ ở đâu?

Cấu tạo của kệ trung tải 

Có thể nói, kệ trung tải được coi là phiên bản thu nhỏ của kệ hạng nặng (kệ selective), bởi vậy, cấu tạo của 2 loại kệ là tương đối giống nhau. Một kệ trung tải hoàn chỉnh bao gồm 6 bộ phận cơ bản: 

Kệ Trung Tải 4 tầng - Cao 2m, dài 2m, rộng 0.4m

Kệ Trung Tải 4 Tầng Màu Xanh Dương: Cao 2m, dài 1.5m, rộng 0.4m

1. Chân trụ (khung cột chịu tải)  

Chân trụ chính là phần chịu tải chính khi toàn bộ khối lượng hàng hóa dồn lên chân cột, bởi vậy, chân trụ thường được làm từ những thanh sắt, thép hộp có độ dày tương đối cao để đảm bảo sự an toàn khi lưu trữ hàng hóa. Trên thân trụ được dập sẵn các lỗ để tiện lợi cho việc gắn ốc vít và bắt nối giữ khung cột và mâm tầng (bửng tole).

2. Tấm sàn 

Bên cạnh chân trụ, tấm sàn chính là bộ phận không thể thiếu làm nên cấu tạo của một kệ trung tải, là nơi để đặt hàng hóa và sản phẩm lên trên. Sàn kệ đa phần được làm bằng tôn hoặc ván ép có độ bền tương đối cao.

Song, để nâng cao hiệu suất sử dụng và độ an toàn của kệ, bên dưới tấm sàn còn có các thanh chịu lực hàn trực tiếp vào mặt sàn giúp tăng khả năng chịu lực cho sàn, giảm thiểu tối ưu rủi ro sụt lún khi sử dụng và lưu trữ hàng hóa.

Chính bởi tấm sàn là những tấm tôn liền, vậy nên để tạo sự thuận tiện trong lắp đặt, người ta đục những lỗ thích hợp để lắp sàn lên các thanh giằng ngang. Không những vậy, tùy thuộc vào kích thước và khối lượng từng loại hàng hóa mà kích thước và độ dày của sàn tôn cũng được thiết kế và sản xuất khác nhau.

3. Giằng ngang 

Nếu chân trụ được coi là phần gánh chịu phần lớn tải trọng hàng hóa khi xếp lên kệ thì những thanh giằng ngang được lắp đặt dưới tấm sàn lại góp phần không nhỏ vào việc phân tán lực cho chân trụ, tạo thành bộ khung vững chãi nối 2 chân trụ với nhau. 

4. Giằng chéo 

Nhắc đến giằng ngang, không thể không nhắc đến giằng chéo. Cũng giống như giằng ngang, thanh giằng chéo được lắp ở cạnh giá, làm giảm độ rung cho kệ giúp cột chịu tải đứng vững và giữ cố định cho hệ thống toàn kệ.

5. Thanh beam 

Việc lắp đặt các thanh beam là vô cùng quan trọng, bởi nó chịu lực trực tiếp từ mặt sàn. Thanh beam có tác dụng nối các chân trụ với nhau tạo thành khung cột hoàn chỉnh và thanh đỡ để đặt mặt sàn lên trên. Chính vì trọng tải phải chịu tương đối lớn, người ta thường thiết kế các thanh beam nối với nhau thành hình chữ Z hoặc hình hộp để giảm tối đa áp lực từ mặt sàn lên chân trụ, thanh beam và giằng ngang. 

6. Bu lông ốc vít 

Ngoài những bộ phận cơ bản của kệ trung tải, bu lông ốc vít chính là thành phần chủ yếu để nối các bộ phận của kệ với nhau. Với tùy từng mối nối mà kích thước và tỉ lệ của ốc vít lại khác nhau như ốc vít 8mm, ốc vít 10mm,…

Xem thêm: Một số thông tin về kệ sắt đa năng bạn không thể bỏ qua!

Ưu điểm khi sử dụng kệ trung tải là gì?

Dù được sản xuất dành riêng cho những loại hàng hóa có khối lượng trung bình, kệ trung tải vẫn luôn là tâm điểm trong mắt người tiêu dùng bởi một số những ưu điểm mà không phải loại kệ lưu trữ nào cũng có như: 

  • Khả năng linh hoạt trong kết cấu, phù hợp với mọi loại không gian như lối đi hẹp hay nhà kho rộng nhờ khả năng mở rộng hay thu hẹp để tối đa hóa công năng sử dụng mà vẫn đảm bảo không chiếm quá nhiều diện tích xung quanh. 
  • Chất liệu mặt sàn thay đổi linh hoạt phù hợp với từng loại hàng hóa từ mặt tôn thông thường đến mặt gỗ ép công nghiệp, mặt lưới,…
  • Chính bởi khối lượng hàng hóa tương đối lớn nên bên ngoài tấm sàn, nhà sản xuất còn còn trang bị thêm lưới thép bảo vệ để giảm thiểu tối đa rủi ro hàng hóa rơi ra ngoài sàn trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Một số mẫu sản phẩm về kệ trung tải tại Rack Nam Phát

Hi vọng với những chia sẻ trên, Rack Nam Phát đã giúp bạn hiểu hơn về kệ trung tải là gì. Nếu như bạn cần tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn về sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi để có những thông tin tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *